banner image
banner image

10 Tác Gia Nổi Tiếng Nhất Trong Văn Học Trung Hoa


1. Đỗ Phủ (712-770)

Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông vẫn được coi là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, nhưng những tác phẩm của Đỗ Phủ gây ảnh hưởng nhiều đến cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông là một tài năng tuyệt, ngoài ra đức độ cao thượng. Do đó từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Còn đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của Đỗ Phủ sánh ngang với các vỹ nhân như Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo.

Đỗ Phủ để lại cho cuộc đời hơn 1400 bài thơ và được phân thành hai loại lớn: cổ thể thi và cận thể thi. Cổ thể thi là loại thơ tự do, cận thể thi là loại thơ cách luật. Cổ thể thi: gồm có 416 bài trong đó ngũ ngôn cổ thể có 271 bài, thất ngôn cổ thể có 145 bài. Cận thể thi: bao gồm 1037 bài trong đó luật thi 772 bài, bài luật có 127 bài, tuyệt cú 138 bài (gồm 31 bài ngũ ngôn, 107 bài thất ngôn). 

2. Lý Bạch (701 - 762)

Ông được xem là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Dù thời thơ của Lý Bạch cách chúng ta hơn 1200 năm, không vì thế mà thơ của ông bị phai nhòa theo năm tháng. Mà chúng luôn làm cho lòng chúng ta rạo rực khôn nguôi. Người đời vẫn bảo nhau rằng thời gian sẽ xóa đi mọi thứ, nó sẽ phủ lên một lớp bụi không gian. Nhưng còn đối với thơ của Lý Bạch nó vẫn ở đấy, vẫn được truyền tụng và chúng còn tìm thấy biết bao người bạn tri âm.

Ông đã để lại cho đời hơn 1.000 bài thơ, đó là những đỉnh cao của thơ ca đường luật, có giá trị trường tồn. Một số tác phẩm có thể kể đến như: Vọng Lư sơn bộc bố, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Tĩnh dạ tứ, Tương tiến tửu,...

3. Bạch Cư Dị (772-846)

Là nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của ông Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca. Danh tiếng của Bạch Cư Dị có thể nói sánh ngang với Lý Bạch và  Đỗ Phủ. Ông còn được mệnh danh là "Thi Phật". Thơ ông mang đậm tính hiện thực,nhưng lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng mà kín đáo. Ông nói: "Làm văn phải vì thời thế mà làm... Làm thơ phải vì thực tại mà viết", mục đích của văn chương là phải xem xét chính trị mà bổ khuyết, diễn đạt cho được tình cảm của nhân dân. 

Ông thích làm thơ về thiên nhiên, nhàn tản. Lối nói u hoài, vương một nỗi buồn riêng kín đáo. Ông cũng thích đàm đạo về thiền, về Lão Trang. Ông muốn trốn đời để đi thưởng ngoạn nhân tình thế thái. Ông để lại hàng ngàn bài thơ. Thơ ông lời lẽ rất bình dị, tác phẩm của ông đầy đủ nhất là tập "Bạch thị trường khánh", gồm 71 quyển, trong đó có hơn 40 quyển là thơ. Một số tác phẩm như Đông dạ văn trùng, Chu trung dạ vũ, Lâm Giang tống hạ chiêm,...

4. Vương Bột (650–676)

Vương Bột được mọi người xem là một trong "Sơ Đường tứ kiệt" (bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường), 3 nhà thơ còn lại gồm: Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân và Lạc Tân Vương. Vương Bột (649-675) tự Tử An - 子安, người đất Long Môn. Sáu tuổi ông đã biết làm văn. Lên mười sáu, mười bảy tuổi ông nổi danh hạ bút nên vần. Vương Bột có thói quen là mỗi khi làm văn, mài mực sửa soạn nghiên bút xong rồi nằm đắp chăn ngủ. Khi tỉnh dậy, cầm ngay bút lên viết. Vương nổi tiếng là một thi sĩ cao danh thời Sơ Đường (618-713). 

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Đằng Vương Các Tự. Một số tác phẩm tiêu biểu khác: Hán thư chỉ hà, Chu Dịch phát huy, thứ Luận ngữ, Chu Trung toản tự, thiên tuế lịch,...

5. Tào Tuyết Cần (1715 - 1763)

Là một tiểu thuyết gia vĩ đại người Trung Quốc, tác giả của cuốn tiểu thuyết "Hồng lâu mộng", một trong tứ đại kỳ thư của văn học cổ điển Trung Quốc. Gia đình thời trước của ông là một gia đình quan lại thuộc tầng lớp đại quý tộc thời nhà Thanh Trung Quốc. Từ đời tổ đến đời cha của ông đã thay nhau giữ chức "Giang ninh chức tạo" là một chức quan to thu thuế trong triều đình. Năm lần khi vua Khang Hy tuần du ở phương Nam thì bốn lần ở lại nhà họ Tào.

Các tác phẩm tiêu biểu: Hồng lâu mộng, Đại Quan viên đề vịnh, Kim Lăng thập nhị thoa đồ sách đề vịnh, liễu nhứ từ, ngũ mỹ ngâm, tứ thời tức sự, Tiết Bảo Cầm thập thủ hoài cổ thi, vịnh Bạch Hải Đường,...

6. Tô Thức (1037 - 1101)

Tô Thức là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống. Tô Thức tự Tử Chiêm, Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ, người đời thường gọi là Tô Đông Pha người My Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Cha ông là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn, đương thời người ta thường gọi là Tam Tô, thái độ của ông rất hào sảng lạc quan. Tuy ông làm quan thăng giáng nhiều lần, nhưng ông không hề để ý, vẫn ưu du tự tại, đọc sách làm vui, ông là người giàu tình cảm, cho nên phản ánh tới từ của ông, vừa hào phóng lại vừa tình tứ.

Văn của ông như hành vân lưu thủy, hùng vĩ mà khoáng đạt, không chịu một sự trói buộc nào cả (như bài Siêu nhiên đình kí, Phóng Hạc đình kí và nhất là bài Tiền Xích Bích phú) vì chịu ảnh hưởng của Lão Trang. Ông chẳng những văn hay, thơ giỏi mà vẽ cũng rất khéo,còn viết chữ cũng rất tài.  Ngoài ra, ông lại tinh thông cả âm nhạc nữa. Là một thiên tài trác việt. Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Hoa hiện nay, một người rất trọng ông, người cho rằng văn ông càng về già càng bình dị, sâu sắc, viết một cuốn như kể lại đời ông, tức cuốn The gay genius - Life and times of Su Tungpo. Một số tác phẩm tiêu biểu: hậu Xích Bích phú, phóng Hạc đình ký, Quy triều hoan, tiền Xích Bích phú, thi, từ,...

Ông sáng tác được 4.000 bài thơ, 300 bài từ, và nhiều bài tản văn có rất nhiều bài hay. Tác phẩm ông lưu lại có: bộ Đông Pha văn tập 60 quyển, bộ Đông Pha thi tập 25 quyển, bộ Đông Pha từ 1 quyển, bộ Cửu Trì bút ký 2 quyển, bộ Đông Pha chí lâm 5 quyển. Ngoài ra ông còn viết tiếp cuốn Dịch truyện mà cha ông bỏ dở, rồi viết thêm những cuốn: Luận ngữ thuyết, Thư truyện để truyền bá đạo Khổng. Văn nhân đương thời rất trọng ông, và coi ông là người nối gót Âu Dương Tu trên văn đàn. 

7. Lỗ Tấn (1881 - 1936)

Lỗ Tấn là danh nhân văn hóa thế giới, tên thật là Chu Thụ Nhân, tự Dự Tài, quê huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Ông là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được coi là người đặt nền móng cho văn chương hiện đại của Trung Quốc và ông cũng là bậc thầy của thể loại truyện ngắn. Ở Việt Nam, Lỗ Tấn được đông đảo độc giả đón nhận. Và hầu hết các tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt (truyện ngắn, tiểu luận, tạp văn). Riêng về thơ, toàn bộ 75 bài của ông cũng đã được giới thiệu và dịch ở Việt Nam. 

Các tác phẩm tiêu biểu: truyện ngắn Gào thét, Bàng hoàng, Cố hương, Thuốc, AQ chính truyện, tác phẩm "Cỏ dại", thơ Lỗ Tấn, tạp văn Lỗ Tấn, tạp văn Chuyện cũ viết lại,...

8. Lục Du (1125 - 1209)

Lục Du có tự là Vụ Quan, hiệu Phóng Ông, người Sơn Âm, Việt Châu (nay thuộc Nhạn Môn Đạo, tỉnh Sơn Tây), thời Nam Tống ông đã làm quan Tri châu, Tri phủ, còn làm quan Quốc sử biên tu, ông là một vị thi nhân ái quốc. Ông cần cù làm thơ suốt đời, vì thế trong lịch sử văn học cổ đại Trung Quốc, ông là nhà thơ làm nhiều thơ nhất. Không kể những bài mất mát hoặc do ông bỏ đi, thì số thơ  và tác phẩm còn lại khoảng 9.300 bài thơ, 130 bài từ và nhiều bài văn xuôi khác

Các tác phẩm tiêu biểu như: Thi, Đông sơ xuất du, Ất Sửu hạ thu chi giao, tiểu chu tảo dạ vãng lai hồ trung hý thành tuyệt cú, Bệnh khởi thư hoài, Bi thu, Cô vân, Đào Nguyên ức cố nhân (Tà dương tịch lịch sài môn bế), Đào Nguyên ức cố nhân - Đề Hoa Sơn đồ. Đậu diệp hoàng, Điểm giáng thần, Ô dạ đề,...

9. Điền Hán (1898 - 1968)

Điền Hán là người đặt nền móng cho phong trào kịch nói Trung Quốc bấy giờ, ông là người đi đầu cải cách hý khúc, được mọi người gọi là Quan Hán Khanh hiện đại. Ông không những viết kịch nói, viết hý khúc, mà ông còn viết kịch bản phim, thơ và cả bài hát trong phim. Trong con mắt nhiều người ông là nhà hý kịch, và cũng là nhà thơ nổi tiếng.

10 Khuất Nguyên (khoảng 340-278 TCN)

Khuất Nguyên, tên là Bình, tự là Nguyên, người nước Sở thời Chiến quốc. Ông xuất thân quý tộc. Ông là nhà thơ vĩ đại và sớm nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc. Những tác phẩm này phản ánh lý tưởng cao đẹp và tinh thần bất khuất của ông. Trong sáng tác, Khuất Nguyên thường vận dụng nhiều thần thoại,kết hợp truyền thuyết cùng trí tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ trong sáng, bay bổng. Sáng tác của Khuất Nguyên chính là mẫu mực của thơ ca lãng mạn cổ đại Trung Quốc. Những tác phẩm tiêu biểu của ông như: Ly tao, Cửu ca, Thiên vấn, Cửu chương,...

Theo Top10VF


10 Tác Gia Nổi Tiếng Nhất Trong Văn Học Trung Hoa 10 Tác Gia Nổi Tiếng Nhất Trong Văn Học Trung Hoa Reviewed by Sidol Media on 5:00 PM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.