1. The Landmark 81 - 461.5 m
The Landmark 81 là một tòa nhà chọc trời trong tổ hợp dự án Vinhomes Tân Cảng, một dự án có tổng mức đầu tư 40.000 tỷ đồng, do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát thuộc Vingroup làm chủ đầu tư. Tòa tháp cao 81 tầng, hiện tại là tòa nhà cao nhất Việt Nam và là tòa nhà cao nhất Đông Nam Á từ tháng 3 năm 2018. Dự án được xây dựng ở Tân Cảng, quận Bình Thạnh, ven sông Sài Gòn. Dự án được khởi công ngày 26/07/2014. Sau hơn 1.000 ngày thi công, vào ngày 26/07/2018, Landmark 81 chính thức được khánh thành và hoạt động hạng mục đầu tiên (TTTM Vincom Center).
Tòa nhà The Landmark 81 có độ cao 461,3m, có 81 tầng được xây dựng tại vị trí trung tâm của khu đô thị Vinhomes Central Park, ngay bên bờ sông Sài Gòn. Tòa nhà Landmark 81 có tổng diện tích sàn xây dựng 241.000 m2
2. Tháp đôi Petronas - 452 m
Tháp đôi Petronas, hay Petronas Twin Towers, là tên một cao ốc tại Kuala Lumpur, Malaysia. Tòa tháp đôi này đã từng là tòa nhà cao nhất thế giới khi đo từ tầng trệt lên đến đỉnh cao nhất của tháp trước khi bị Taipei 101 qua mặt về chiều cao vào ngày 17 tháng 10 năm 2003. Tòa tháp đôi này hiện nay là tòa tháp đôi cao nhất thế giới. Tòa nhà 1 của tháp này được công ty dầu khí Petronas sử dụng làm văn phòng. Một số công ty khác sử dụng tháp số 2 như Accenture, Al Jazeera International, Bloomberg, Boeing, Exact Software, IBM, Khazanah Nasional Berhad, McKinsey & Co, Microsoft và Newfield Exploration. Chiều cao đến nóc của tòa nhà là 403 m, cao 88 tầng.
3. Tháp Bốn Mùa Kuala Lumpur - 342.5 m
Đứng vị trí thứ 3 lại là một công trình nữa của Maylaysia - Four Seasons Place Kuala Lumpur. Đây là một khu thương mại và dân cư hỗn hợp bao gồm trung tâm mua sắm, khách sạn và căn hộ. Toạ lạc chung khu phức hợp với toà tháp đôi Petronas Towers nên nhìn tổng thể khá là "khủng". Khách sạn trong toà nhà này cao thứ 2 thế giới chỉ sau JW Marriott Marquis Dubai.
Toà nhà được khởi công vào năm 2013 và hoàn thành vào năm 2018 với tổng chiều cao 343m và 65 tầng. Trong tương lại tại Kuala Lumpur, có khá nhiều toà nhà sẽ được khởi công kèm với đó là các toà "supertall" khác ở hiện tại cũng khiến cho nơi này trở thành "Trung Quốc trong thế giới skyline Đông Nam Á"
4. Keangnam Hanoi Landmark Tower - 336 m
Keangnam Hanoi Landmark Tower hay Landmark 72 là một khu phức hợp khách sạn-văn phòng-căn hộ-trung tâm thương mại tại đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được đầu tư xây dựng bởi tập đoàn Keangnam có trụ sở chính tại Dongdaemun-gu, Seoul của Hàn Quốc. Keangnam Landmark Tower được bàn giao từ 20 tháng 3 năm 2011 đến cuối tháng 12 năm 2011 đã có 780 hộ chuyển vào sinh sống.
Là một khu phức hợp bao gồm trung tâm thương mại, chung cư, văn phòng cho thuê,...được đầu tư bởi tập đoàn Keangnam (Hàn Quốc), khởi công vào ngày 25/8/2007 và hoàn thành vào năm 2011 với 2 toà nhà chung cư 50 tầng và 1 toà nhà cao 72 tầng với chiều cao 336m.
Từng là toà nhà giữ kỉ lục cao nhất ở Việt Nam từ năm 2011 đến 2018 thì bị The Landmark 81 soán ngôi. Với diện tích cả tổ hợp lên đến 609.673m2 và những tiện ích đi kèm thì Keangnam Hanoi Landmark Tower không khác gì một Hà Nội thu nhỏ. Ngoài ra, khách sạn Intercontinental nổi tiếng thế giới từ tầng 62 đến 70 cũng được khai trương vào tháng 9 2017, tăng thêm tiếng tăm cho khu phức hợp này.
Với tổng diện tích 300 000m2 và là tòa nhà có diện tích sàn lớn nhất Việt Nam, nơi đây có thể được coi là biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sự tăng trưởng về xây dựng cũng như ngành công nghiệp dịch vụ, những ngành đang thúc đẩy sự phát triển của thành phố Hà Nội.
5. Federal Land Tower - 318 m
Federal Land Tower ( có tên gọi khác là Grand Hyatt ) cao 318m gồm 66 tầng, tòa nhà chọc trời này được sử dụng như một chức năng hỗn hợp, nằm ở Bonifacio Global City, Taguig, Metro Manila. Đây là tòa nhà cao nhất ở Bonifacio Global City và cũng là tòa nhà cao nhất ở Philippines, kể từ khi hoàn thành vào năm 2017.
Tòa nhà là một phần của khu phức hợp Grand Central Park thuộc Federal Land, bao gồm trung tâm tài chính Metrobank, khách sạn với 461 phòng nghỉ. Nó cũng có ba nhà hàng lớn là The Grand Kitchen, số 8 China House và The Peak. Ngoài ra còn có các phòng họp và sự kiện với diện tích lên đến 2.281 m2.
6. Maha Nakhon - 314 m
MahaNakhon (tiếng Thái: มหานคร) là một nhà chọc trời sử dụng hỗn hợp ở khu kinh doanh trung tâm Silom/Sathon của Bangkok, Thái Lan. Nó được thiết kế bởi Công ty kiến trúc quốc tế Buro Ole Scheeren. Đây là một tòa cao ốc đa dụng, bên trong vừa có trung tâm thương mại, vừa có quán bar, nhà hàng, 200 đơn nguyên căn hộ The Ritz-Carlton Residences, Bangkok với giá từ 1.100.000 USD đến 17.000.000 USD, là căn hộ condo thuộc loại đắt nhất ở Bangkok
Là toà nhà cao nhất Thái Lan với các khu trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, căn hộ, nhà hàng, quán bar,... MahaNakhon lấy ý tưởng từ sự khiếm khuyết và đổ vỡ, có lẽ tác giả đã liên tưởng đến sự không hoàn hảo của vạn vật hoặc chỉ đơn giản là muốn gây sự khác biệt cao với muôn vàn cao ốc hiện nay. Với một thiết kế khá là "dị" và độc đáo thì không khó hiểu tại sao toà nhà này hiện là một trong những nơi "check-in" có thể nói là "hot" nhất trong khu vực. Toà nhà có chiều cao 314m gồm 77 tầng toạ lạc tại trung tâm Bangkok, Thái Lan. Khởi công vào ngày 20/6/2011, hoàn thành vào tháng 4/2016 và khánh thành vào ngày 29/8/2016 với diện tích sàn lên đến 150.000m2.
7. Tháp Gama - 310 m
Tháp Gama (trước đây gọi là Tháp Cemindo) là một tòa nhà chọc trời tại Jalan H R Rasuna Said, Nam Jakarta, Indonesia. Trong thời gian xây dựng nó có 2 tên gọi là Rasuna và Cemindo nhưng sau khi hoàn thành thì tên chính thức là Gama.
Hiện tại, Gama là tòa nhà cao nhất ở Indonesia và là tòa nhà cao thứ 74 trên thế giới với chiều cao 310m gồm 69 tầng. Tòa tháp bao gồm văn phòng và khách sạn hỗn hợp. Việc xây dựng tòa tháp đã được bắt đầu vào năm 2011, hoàn thành vào năm 2015 và khai trương vào tháng 8 năm 2016. Gama Tower là một tòa tháp với các văn phòng sang trọng và áp dụng nhiều biện pháp để phát triển tòa nhà xanh thân thiện với môi trường.
8. Menara Telekom Tower - 310 m
Thêm một hạng mục nữa đến từ phía tây nam Kuala Lumpur, Malaysia - Telekom Tower hay còn gọi là Menara TM. Với chiều cao đồng hạng Gama Tower là 310m nhưng có số tầng ít hơn là 55, được khởi công vào năm 1988 và hoàn thành vào năm 2001.
Là nơi đặt trụ sở của tập đoàn Telekom Maylaysia được thiết kế bởi Hijjas Kasturi Associates với hình dáng lấy ý tưởng từ búp măng tre. Ngoài ra, toà nhà còn bao gồm một nhà hát với sức chứa 2.500 người, một phòng cầu nguyện cho người theo đạo Hồi và một khu thể thao. Điểm nổi bật của tòa nhà là hệ thống 22 vườn lộ thiên.
9. Baiyoke Tower II - 304 m
Là toà nhà cao thứ nhì Thái Lan với chiều cao 304m gồm 85 tầng, toạ lạc tại đường Raprarop, quận Ratchathewi, Bangkok, Thái Lan. Tháp này có Khách sạn Baiyoke Sky, khách sạn cao nhất ở Đông Nam Á và là cấu trúc khách sạn cao thứ ba thế giới với 673 phòng.
Được xây dựng và hoàn thành vào năm 1997. Điểm đặc biệt của toà nhà là thang máy trong suốt và có sân golf. Đây là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Thái Lan, với tầm nhìn rộng và có các nhà hàng nổi tiếng ở trên cao, bạn có thể vừa ăn vừa ngắm mặt trời lặn
10. Tanjong Pagar Centre - 290 m
Hiện là toà nhà cao nhất ở Singapore, Tanjong Pagar Centre với chiều cao 290m gồm 64 tầng được bắt đầu khởi công vào năm 2013 và hoàn thành vào năm 2016, tổng diện tích lên đến 158.000m2. Tanjong Pagar Centre bao gồm các khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, nhà ở...
Toà nhà cũng đạt được nhiều giải thưởng như Finalist (World Architecture Festival – hạng mục “Future Project” – năm 2014, WAN AWARD 2014. Tanjong Pagar Centre cũng được áp dụng nhiều công nghệ hiện đại như việc sử dụng kính quang điện (photovoltaic glass) biến quang năng thành điện năng nhằm mục đích tối ưu hoá việc tiêu tốn năng lượng, nhờ đó toà nhà đạt được các chứng chỉ như Greenmark và LEED Platinum. Nói chung với thiết kế đẹp mắt, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại, và toạ lạc ở vị trí đắc địa thì đây là một nơi bạn không thể bỏ qua khi đến Singapore.
Số liệu: 2018
Theo: VFlist
10 Toà Nhà Lớn Nhất ASEAN
Reviewed by Sidol Media
on
11:30 AM
Rating:
No comments: