banner image
banner image

Lý Chiêu Hoàng - Nữ Hoàng Số Khổ

Nói đến vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa, chắc chắn ai cũng thuộc nằm lòng bà nữ hoàng lắm tai nhiều tiếng Võ Tắc Thiên đúng không nào! Nhưng để nói đến bà hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam thì chắc có lẽ nhiều người không biết, tất nhiên một phần vì triều đại của bà rất ngắn nhưng cái chính là nền điện ảnh Việt Nam chưa có đủ tầm cỡ như ai kia thế thôi. Vì vậy, hôm nay VFlist sẽ mạn phép đưa ra câu hỏi:

Ai là vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam? 
a. Lý Thiên Hinh
b. Lý Thuận Thiên

Nếu ai trả lời là a. Lý Thiên Hinh, thì xin chúc mừng bạn đã đưa ra đáp án chính xác. Và dưới đây là thông tin về bà hoàng Lý Thiên Hinh.

1. Thông tin cơ bản

Tên thật: Lý Phật Kim, sau được đổi là Lý Thiên Hinh
Sinh: tháng 9 năm Mậu Dần (1218)
Mất: Mậu Dần (1278)
Lên ngôi năm 1224
Chồng: Trần Cảnh, sau là Lê Phụ Trần
Tước hiệu: Chiêu Thánh công chúa
Tôn hiệu: Lý Chiêu Hoàng

2. Thân thế:

Chiêu Hoàng ban đầu có tên là Lý Phật Kim (李佛金), sau đổi là Lý Thiên Hinh (李天馨); con gái thứ 2 của Huệ Tông Lý Hạo Sảm Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung, tước hiệu là Chiêu Thánh công chúa (昭聖公主). Bà có một chị gái là Thuận Thiên công chúa (順天公主), sau được gả cho Khâm Minh đại vương Trần Liễu, là con trưởng của Thái Tổ Chí Hiếu hoàng đế Trần Thừa, và là anh trưởng của Trần Thái Tông.

3. Cuộc đời 

Trong triều, thái sư Trần Thủ Độ chuyên quyền, thao túng hết mọi việc. Còn vua Lý Huệ Tông thì không sinh được con trai, vì thế bèn lập Thiên Hinh làm Hoàng thái nữ. Sau đó Huệ Tông bị Trần Thủ Độ ép truyền ngôi cho Thiên Hinh. Bà lên ngôi năm 1224, hiệu là Lý Chiêu Hoàng.

Trần Cảnh là con quan Thái úy Trần Thừa, mới 8 tuổi được đưa vào hầu gần Chiêu Hoàng. Trần Cảnh cùng gần tuổi với Chiêu Hoàng, được Chiêu Hoàng gần gũi, yêu mến, hay trêu đùa. Trần Thủ Độ lấy dịp đó dựng nên cuộc hôn nhân giữa Chiêu Hoàng và Trần Cảnh rồi chuyển giao triều chính bằng cách để Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Từ đó, nhà Trần được thành lập. 

Cuộc đời bà tưởng như đến thế là cùng, nhưng sống cùng với vị vua mới đã 10 năm nhưng bà không thể sinh cho Trần gia một người con trai. Vì vậy, Trần Thủ Độ đã ép vua Trần Cảnh rằng: “Hoàng hậu Chiêu Thánh làm vợ đã hơn 10 năm mà không sinh nở thì làm sao có hy vọng về sự nối dõi sau này, phải chọn một hoàng hậu khác!”.

Thực ra, Chiêu Thánh đã một lần sinh nở, người con đầu tiên của bà và vua Trần Thái Tông sinh ra năm Quý Tỵ (1233) được đặt tên là Trần Trịnh, được phong ngay làm hoàng thái tử, nhưng đã chết sau khi sinh không lâu. Cái kết có hậu của mối lương duyên ép buộc

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất (1257-1258) tướng Lê Tần lập được nhiều công trạng, có công cứu vua Trần Thái Tông trong một trận đánh diễn ra vào giữa tháng 12 năm Đinh Tỵ (1257) nên được vua đổi tên là Lê Phụ Trần.

Do Lê Phụ Trần lập nhiều công lao hạng mã nên Mậu Ngọ, năm thứ 8 (1258). Tháng giêng, mùa xuân. Đem Hoàng hậu cũ là Lý Thị gả cho Ngự sử Đại phu Lê Phụ Trần… Nhà vua bảo Lê Phụ Trần rằng: Nếu trẫm không có nhà ngươi giúp sức, thì làm gì được có ngày nay, nhà ngươi nên cố gắng để cùng làm tròn sự nghiệp sau này.” (Khâm định Việt sử thông giám cương mục).

Bị ép gả cho Lê Phụ Trần, Chiêu Thánh đặt ra ba điều kiện: 1. Phải xóa bỏ ngay lệnh truy sát, bức hại tôn thất nhà Lý; 2. Lăng miếu thờ các vị hoàng đế, công thần triều Lý phải được giữ gìn, chăm sóc chu đáo; 3. Dinh thự của Lê Phụ Trần phải chuyển ra xa Hoàng thành.

Sau khi triều Trần chấp thuận, Chiêu Thánh mới chịu gá duyên cùng Lê Phụ Trần, lúc này bà dù 40 tuổi nhưng vẫn còn xuân sắc.

Ở vùng Từ Sơn (Bắc Ninh ngày nay) từ bao đời vẫn lưu truyền câu ca dao thác lời Chiêu Thánh trách vua Trần về việc gả vợ cho bề tôi:
Trách người quân tử bạc tình
Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao!
Lý Chiêu Hoàng - Nữ Hoàng Số Khổ Lý Chiêu Hoàng - Nữ Hoàng Số Khổ Reviewed by SDM on 3:27 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.