banner image
banner image

10 Con Sông Dài Nhất Việt Nam



1. Sông Đồng Nai

Là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km (364 dặm) và lưu vực 38.600 km² (14.910 mi2). Bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang, chảy qua vùng Đông Nam Bộ rồi đổ ra biển Đông 

2. Sông Đà 

Còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km², bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Trong một số tiếng châu Âu, sông Đà được dịch là sông Đen (tiếng Anh: Black River; tiếng Pháp: rivière Noire). Đoạn chảy qua Việt Nam dài 530km, là con sông quốc tế dài nhất Việt Nam.  

3. Sông Hồng 

Là dòng sông gắn liền với nền văn minh lúa nước của Việt Nam, tạo ra vùng ĐBSH trù phú. Bắt nguồn từ vùng núi thuộc huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m. Điểm tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là tại xã A Mú Sung (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), chính giữa sông là điểm phân chia lãnh thổ hai nước. Đến thành phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn vào lãnh thổ Việt Nam. đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt. Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều. Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/s, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/s. Đoạn chảy qua Việt Nam dài 510km

4. Sông Mã 

Là một con sông của Việt Nam và Lào có chiều dài 512 km, trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài 410 km và phần trên lãnh thổ Lào dài 102 km. Lưu vực của sông Mã rộng 28.400 km², phần ở Việt Nam rộng 17.600 km², cao trung bình 762 m, độ dốc trung bình 17,6%, mật độ sông suối toàn lưu vực 0,66 km/km². Lưu lượng nước trung bình năm 52,6 m³/s. Sông Mã chủ yếu chảy giữa vùng rừng núi và trung du. Phù sa sông Mã là nguồn chủ yếu tạo nên đồng bằng Thanh Hóa lớn thứ ba ở Việt Nam.

5. Sông Đà Rằng

Phần thượng lưu gọi là Ea Pa, Ia Pa, phần hạ lưu gọi là Đà Rằng là con sông lớn nhất vùng ven biển miền Trung, chảy qua 4 tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900 km². Bắt nguồn từ dãy Ngọc Rô - Kon Tum, đổ ra biển Đông ở cửa Đà Diễn. Con sông này dài 388km

6. Sông Lam (hay sông Cả) 

Là biểu tượng của xứ Nghệ Tĩnh, một trong hai con sông lớn nhất Bắc Trung Bộ. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Xiengkhuang, Lào. Phần chảy trên lãnh thổ Lào gọi là Nam Khan. Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, phần cuối của sông Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành ranh giới của Nghệ An và Hà Tĩnh đổ ra biển tại cửa Hội. Cụ thể, trên lãnh thổ Việt Nam, nó chảy qua địa phận huyện Kì Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An rồi vào Đức Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ ra vịnh Bắc Bộ. Đoạn qua Việt Nam dài 361km

7. Sông Bé 

Là một con sông chảy qua các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai, sông Bé là phụ lưu lớn nhất (tính về chiều dài, diện tích lưu vực và lưu lượng nước đóng góp) của sông Đồng Nai với chiều dài 350 km, diện tích lưu vực 7.650 km2, lưu lượng thấp nhất mùa khô là 60 m3/s cao nhất mùa lũ là 1000 m3/s, lưu lượng trung bình từ 250m3/s - 300m3/s tổng lượng dòng chảy hàng năm 7,9 tỷ m3 - 9 tỷ m3 , xấp xỉ 1/4 lượng nước trong toàn hệ thống sông Đồng Nai. Bắt nguồn từ dãy núi Nam Tây Nguyên, đổ ra sông Đồng Nai tại Hiếu Liêm. Sông dài 350km

8. Sông Cầu 

Còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh Dòng sông quan họ, là con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình, sông nằm lọt trong vùng Đông Bắc Việt Nam. Bắt nguồn từ đỉnh Phia Booc, hợp lưu sông Thương ở ngã ba Lác. Sông Cầu có diện tích lưu vực khoảng 6.030 km², với chiều dài khoảng 290 km, độ cao bình quân lưu vực: 190 m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực trung bình: 31 km

9. Sông Lô 

Là một trong những con sông quan trọng thuộc hệ thống sông Hồng. Sông bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc, gọi là Bàn Long Giang. Sông chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối là ngã ba Hạc, còn gọi là ngã ba Bạch Hạc hay ngã ba Việt Trì, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng. Đoạn sông Lô chảy ở Việt Nam có chiều dài 274 km, là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy).

10. Sông La Ngà 

Là sông ở miền Đông Nam Bộ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh ven khu vực thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai với chiều dài trên 272 km và lưu vực 4.710 km² rồi đổ vào hồ Trị An.

Theo VFlist
10 Con Sông Dài Nhất Việt Nam 10 Con Sông Dài Nhất Việt Nam Reviewed by Sidol Media on 10:30 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.