banner image
banner image

8 Hồ Lớn Nhất Khu Vực

Khám phá và tìm hiểu về 8 hồ lớn nhất của mỗi khu vực trên thế giới nào!

1. Hồ Baikal

Hồ Baikal hay hồ Bắc Hải là hồ lâu đời nhất trên thế giới. Hồ nằm ở phía nam Siberi thuộc Nga, giữa tỉnh Irkutsk ở phía tây bắc và nước Cộng hòa Buryatia ở phía đông nam, đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới.

Với 1.642 m (5.387 ft), Baikal là hồ sâu nhất và nằm trong số các hồ trong nhất trong tất cả các hồ trên thế giới. Tương tự như hồ Tanganyika, hồ Baikal được hình thành từ một thung lũng tách giãn cổ có hình lưỡi liềm dài với diện tích bề mặt 31.722 km2, nhỏ hơn so với hồ Superior hay hồ Victoria. Baikal là nơi sinh sống của hơn 1.700 loài động thực vật, hai phần ba trong số đó không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới và đã được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới vào năm 1996. Khu vực bờ đông của hồ Baikal là nơi sinh sống của các bộ lạc người Buryat, họ chăn nuôi dê, lạc đà, bò và cừu, trong một môi trường khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình tối thiểu vào mùa đông là −19 °C (−2 °F) và tối đa trong mùa hè chỉ là 14 °C (57 °F)

2. Hồ Ladoga

Ladoga là một hồ nước ngọt trong nước Cộng hòa Karelia và tỉnh Leningrad ở miền tây bắc Nga, cách Sankt-Peterburg không xa. Đây là hồ lớn nhất châu Âu và là hồ lớn thứ 15 trên thế giới. Diện tích của hồ là 17.891 km² (không tính các đảo). Chiều dài của nó (từ bắc xuống nam) là 219 km, chiều rộng trung bình là 83 km, chiều sâu trung bình là 51 m, chiều sâu tối đa khoảng 230 m (ở phần tây bắc). Diện tích lưu vực: 276,000 km², dung tích: 837 km³ (ước tính trước đây là 908 km³). Trong hồ có khoảng 660 đảo nhỏ, với tổng diện tích là 435 km². Tính trung bình Ladoga ở trên mực nước biển 5m. Phần lớn các đảo - kể cả quần đảo Valaam nổi tiếng, Kilpola và Konevets - đều nằm trong phần tây bắc của hồ.

Cách biệt với biển Baltic bởi eo đất Karelia, hồ này chảy vào vịnh Phần Lan thông qua sông Neva. Tàu thuyền có thể đi lại trên hồ Ladoga, như thành phần của tuyến đường thủy Volga-biển Baltic nối biển Baltic với sông Volga. Kênh Ladoga đi vòng qua hồ ở phần phía nam, nối sông Neva với sông Svir. Lưu vực hồ Ladoga bao gồm khoảng 50.000 hồ và 3.500 sông dài hơn 10 km. Khoảng 85% nước nhập vào hồ do các chi lưu, 13% do giáng thủy, và 2% là do nước ngầm.

3. Hồ Michigan-Huron

Siêu hồ Michigan-Huron 117.500km2 là hồ lớn nhất thế giới, bao gồm hai hồ nhỏ là hồ Huron và hồ Michigan được nối với nhau qua eo Mackinac.

Hồ Huron 59.500km2. Đây là hồ lớn thứ hai trong Ngũ Đại Hồ nằm giữa biên giới Hoa Kỳ và Canada. Diện tích của nó có thể đạt tới 59.500km2. Chiều dài tối đa có thể đạt hơn 320km, chiều rộng tối đa có thể đạt là 245km và độ sâu tối đa có thể đạt 230m


Hồ Michigan 58.000km². Đây là hồ lớn thứ 3 nằm trong Ngũ Đại Hồ, nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Hoa Kỳ. Diện tích của nó khoảng hơn 58.000km2. Chiều dài tối đa của hồ này có thể đạt hơn 490km và chiều rộng tối đa có thể đạt khoảng 190km và độ sâu tối đa vào mùa nước lớn có thể đạt hơn 280m.

4. Hồ Eyre

Hồ Eyre hay là Hồ Ẩn Hiện là hồ lớn nhất tại Úc và có vị trí thấp nhất ở nước này, có cao độ vào khoảng 15 m (50 ft) dưới mực nước biển. Hồ này là trọng điểm của lòng chảo nội lục của Lưu vực hồ Eyre rộng lớn ở miền trung Úc,.

Hồ này có chu kỳ nước đầy rồi cạn khoảng mỗi 3 năm. Do đó, diện tích mặt nước hồ không cố định, dao động 0–8.200 km², phụ thuộc vào nước mưa. Khi mưa nhiều, mặt nước hồ cao so với mặt biển 15 mét và chiếm diện tích hơn 8.000 km², khi hồ cạn, mặt đáy hồ lộ ra một lớp muối khá dày. Quanh hồ này, có hình thành khu Vườn quốc gia hồ Eyre.

5. Hồ Nicaragua

Hồ Nicaragua hay Cocibolca, Granada là một hồ nước ngọt ở Nicaragua. Với diện tích 8.264 km2, đây là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Mỹ, lớn thứ 19 thế giới (theo diện tích) và lớn thứ 9 châu Mỹ, hơi nhỏ hơn hồ Titicaca. Ở độ cao 32,7 mét trên mực nước biển, nó đạt độ sâu 26 mét.

6. Hồ Maracaibo

Hồ Maracaibo là một vịnh nước lợ lớn ở tây bắc Venezuela, chảy qua thành phố Maracaibo trước khi đổ ra biển Caribe. Nó được kết nối với vịnh Venezuela bởi eo biển Tablazo (55 km) ở cuối phía bắc, và được cung cấp nước bởi nhiều con sông, lớn nhất là sông Catatumbo. Nó đôi khi được coi là một hồ nước hơn là một vịnh hoặc đầm phá, và với diện tích 13.210 km² nó là hồ lớn nhất ở Nam Mỹ. Các ghi chép địa chất cho thấy rằng nó đã từng là một hồ nước thật sự trong quá khứ, và như vậy là một trong những hồ lâu đời nhất trên Trái đất với độ tuổi 20-36.000.000 tuổi.

Đây là nơi bị sét đánh nhiều nhất thế giới, trung bình mỗi km2 của hồ phải nhận 250 cú sét đánh mỗi năm. Nguyên nhân là vì hồ nằm trong một nhánh của dãy Andes nên ba mặt được bao bọc bởi núi cao. Trong ngày, Mặt Trời làm bốc hơi nước từ hồ và các vùng đất ẩm ướt xung quanh. Đêm đến, gió mậu dịch từ biển thổi vào đẩy khối không khí ấm này trộn lẫn với không khí lạnh từ núi tràn xuống. Sự trộn lẫn này tạo ra các cột khói cao tới 12 km.

7. Hồ Vostok

Hồ Vostok hay Hồ Phương Đông là hồ lớn nhất trong hơn 140 các hồ ngầm dưới mặt băng ở Nam Cực. Băng nằm phía trên đã tạo nên một kỷ lục cổ khí hậu liên tục 400.000 năm, mặc dù nước hồ có thể đã bị cô lập trong 15 đến 25 triệu năm.

Hồ Vostok nằm ở cực giá lạnh phía nam, bên dưới trạm Vostok của Nga dưới bề mặt của trung tâm Bảng Đông Nam Cực băng cao 3.488 m trên mực nước biển trung bình. Bề mặt của hồ nước ngọt này nằm dưới bề mặt băng khoảng 4.000 m, tức cao hơn mực nước biển khoảng 500m. Hồ dài 250 km và nơi rộng nhất là 50 km, và bao phủ một diện tích 15.690 km2, tương đương với diện tích hồ Ontario, nhưng thể tích lớn hơn 3 lần. Độ sâu trung bình là 344 m. Nó có thể tích ước tính khoảng 5.400 km³. Hồ được chia thành hai lưu vực sâu bởi một sống núi. Nước ở dạng lỏng trên sườn núi là khoảng 200 m, so với khoảng 400 m sâu trong lưu vực phía bắc và 800 m sâu ở phía nam.

8. Hồ Victoria

Hồ Victoria có diện tích 69.000 km², chu vi 3.440 km. Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi và thứ nhì thế giới. Hồ nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc gia Uganda, Kenya và Tanzania. Nửa phía bắc thuộc Uganda, nửa phía nam thuộc Tanzania, và một phần đông bắc thuộc Kenya. Hồ Victoria nhận nước chủ yếu từ nước mưa trực tiếp và hàng ngàn sông suối nhỏ. Sông lớn nhât chảy vào hồ là sông Kagera,châu thổ của nó nằm ở bờ tây của hồ. Hai sông chảy ra khỏi hồ là Nile trắng (hay "Victoria Nile"), chảy ra tại Jinja, Uganda trên bờ bắc của hồ, và sông Katonga chảy ra tại Lukaya ở bờ tây của hồ nối với Hồ George.

Hồ Victoria nằm ở của châu Phi và có độ sâu lớn nhất 84 m và độ sâu trung bình 40 m. Lưu vực của nó là 184.000 km2. Hổ có chu vi 4.828 km, với các đảo chiếm 3,7% chiều dài này, và nó thuộc 3 quốc gia: Kenya (6% hay 4,100 km2), Uganda (45% hay 31,000 km2) và Tanzania (49% hay 33,700 km2).

Theo VFlist




8 Hồ Lớn Nhất Khu Vực 8 Hồ Lớn Nhất Khu Vực Reviewed by Sidol Media on 9:30 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.