banner image
banner image

10 Vị Đại Tướng Đầu Tiên Của Quân Đội

1. Phạm Văn Trà (1935)

Ông sinh ngày 19/08/1935 tại Bắc Ninh. Phục vụ quân đội năm 1953 với vai trò lính thông tin. Từ năm 1995, ông được phân công giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. Ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1997 - 2006. Ông là Uỷ viên Bộ Chính trị BCHTW Đảng từ năm 1996 - 2006. Thụ phong chức Đại tướng năm 2003. Được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba; Huân chương Itxala, Huy hiệu 55 tuổi Đảng.

2. Đoàn Khuê (1923 - 1999)

Ông quê tại Quảng Trị, còn có bí danh là Võ Tiến Trình. Ông tham gia cách mạng từ tháng 9/1945. Ông là Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN từ 1987 - 1991, Uỷ viên TW Đảng khoá VI, VII, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VII, VIII, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ 1991 - 1997. Thụ phong cấp Đại tướng năm 1990. Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007), Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Quân công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.

3. Nguyễn Quyết (1922)

Ông có tên thật là Đào Nguyễn Quyết, và còn có tên khác là Nguyễn Tiến Văn quê tại Hưng Yên. Ông tham gia cách mạng từ năm 15 tuổi, được kết nạp Đảng năm 1940. Tham gia Quân đội từ năm 1945. Từ năm 1987 đến năm 1991, là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương. Từ năm 1977 đến năm 1991, là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương. Từ năm 1976 - 1991, ông liên tục là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV, V, VI; Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VI. Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khoá VI. Thụ phong quân hàm Đại tướng năm 1990. Được tặng Huân chương Sao Vàng, và các huân huy chương cao quý khác

4. Lê Đức Anh (01/12/1920 - 22/04/2019)

Ông có bí danh là Nguyễn Phú Hoà, Sáu Nam. Ông là nguyên Chủ tịch nước thứ tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992–1997. Trước đó ông từng là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm Đại tướng, từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (1987–1991), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1986–1987). Ông thụ phong bậc Đại tướng năm 1984. Đại tướng Lê Đức Anh được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất,... Năm 2008, ông được Đảng Cộng sản Việt Nam tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Năm 2013, ông được Đảng Cộng sản Việt Nam tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng. Năm 2018, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng được trao cho ông tại Bệnh viện Quân đội 108

5. Lê Trọng Tấn (1914–1986) 

Ông có tên thật là Lê Trọng Tố là một Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Ông là vị Đại tướng Việt Nam lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong: 70 tuổi 352 ngày (năm 1984); và cũng là vị Đại tướng giữ quân hàm hiện dịch ngắn nhất: 1 năm, 343 ngày. Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007), Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác

6. Chu Huy Mân (1913–2006) 

Tên thuở thiếu thời là Chu Văn Điều là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Đại tướng.ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Trung ương bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và được cử giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Trưởng ban Kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1977-1986), phụ trách công tác giúp Cách mạng Lào, Giám đốc Trường Nguyễn Ái Quốc (năm 1980). Ông là Đại biểu Quốc hội khoá II, VI, VII, được Quốc hội bầu làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khóa VII (1981-1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá III, IV, V, Ủy viên Bộ Chính trị khoá IV, V. Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và nhiều danh hiệu cao quý khác

7. Hoàng Văn Thái (1915–1986

Tên khai sinh là Hoàng Văn Xiêm là Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam và là một trong những tướng lĩnh có ảnh hưởng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam; người có công lao lớn trong cuộc chiến chống thực dân Pháp và ảnh hưởng lớn trong cuộc chiến chống đế quốc Mĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, góp công trong nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông cũng là nhân vật chính trị cao cấp của Việt Nam, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, IV, V.

Hoàng Văn Thái từng tham gia xây dựng kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo nhiều chiến dịch lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam suốt từ khi thành lập vào năm 1944 đến giữa năm 1986. Ông cũng được xem là tác giả của hệ thống ký hiệu tổ chức đơn vị quân đội Việt Nam theo ký hiệu ABC, và đóng góp nhiều tài liệu nghiên cứu về lịch sử, học thuyết và chiến lược quân sự cho công tác huấn luyện quân đội. Ông được trao tặng: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007), 2 Huân chương Hồ Chí Minh,... và rất nhiều huân chương, huy chương các loại từ nhà nước Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác

8. Văn Tiến Dũng (02/05/1917 – 17/03/2002)

Ông có bí danh là Lê Hoài, là một vị Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.Từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1953-1978), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984-1986), một trong những tướng lĩnh danh tiếng của Việt Nam. Ông được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị - Thiên (1972), Chiến dịch Tây Nguyên (1975). Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh). Từ tháng 5 năm 1978 đến năm 1986, ông được giao nhiệm vụ làm Phó Bí thư thứ nhất, rồi Bí thư Quân ủy Trung ương. Từ tháng 2 năm 1980 đến 1986, ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Năm 1986, tại Đại hội Đảng bộ toàn quân, ông không được bầu làm Đại biểu Chính thức đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, do đó không vào được Bộ Chính trị và phải rời cương vị Bộ trưởng Quốc phòng. Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều danh hiệu cao quý khác

9. Nguyễn Chí Thanh (1914–1967) 

Ông là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng công tác ở nhiều lĩnh vực chính trị khác nhau và đều có khả năng phát triển lĩnh vực đó nên còn được gọi là "vị tướng phong trào". Ông cũng là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh"

Cuối năm 1950, bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951), được cử vào Bộ Chính trị. Năm 1959, ông được phong quân hàm Đại tướng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960), Nguyễn Chí Thanh tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Từ năm 1965 đến năm 1967, ông được phân công vào Nam, giữ chức Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam. Thời gian này ông lấy bí danh là Sáu Vi. Khi viết báo, ông thường lấy bút danh là Trường Sơn. Tại chiến trường, ông là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm "Nắm thắt lưng địch mà đánh", lối đánh này dùng phương châm cơ động áp sát nhằm hạn chế ưu thế hỏa lực của quân Mỹ.

10. Võ Nguyên Giáp (25/08/1911 – 04/10/2013)

Ông có tên khai sinh là Võ Giáp, còn được gọi là tướng Giáp hoặc anh Văn, là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị gia Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng Tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng là người chỉ huy đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là một trong những người góp công thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chính phủ Việt Nam đánh giá là "người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh", là chỉ huy chính trong các chiến dịch và chiến thắng chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) đánh đuổi Thực dân Pháp, Chiến tranh Việt Nam (1960–1975) đánh đuổi quân Mỹ, thống nhất đất nước và Chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979)[4] chống quân Trung Quốc tấn công biên giới phía Bắc.


Xuất thân là một giáo viên dạy lịch sử, ông trở thành người được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam. Ông cũng được đánh giá là một trong những vị tướng tài giỏi trên thế giới. Ông được nhiều tờ báo ca ngợi là anh hùng dân tộc của nhân dân Việt Nam.Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh 2 lần, Huân chương Sao Vàng, và rất nhiều các huân huy chương cao quý khác.

Từ: Top10VF
10 Vị Đại Tướng Đầu Tiên Của Quân Đội 10 Vị Đại Tướng Đầu Tiên Của Quân Đội Reviewed by Sidol Media on 12:00 PM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.