banner image
banner image

Đạo Nhạc và Nhạc Ngoại Lời Việt - Khác Hay Giống?

1. ĐẠO NHẠC và NHẠC NGOẠI LỜI VIỆT

1. Đạo nhạc: là hành vi ăn cắp một tác phẩm âm nhạc có bản quyền mà không có sự xin phép với nhà sản xuất và ca sỹ phát hành bài hát đó. Hay cách khác là đánh cắp toàn bộ bài hát rồi ghi lại với tên của mình mà không xin phép. nhằm mục đích thương mại 

2. Nhạc ngoại lời Việt: có nghĩa là sử dụng phần nhạc của một bài hát nước ngoài có bản quyền và có xin phép của nhà sản xuất và ca sỹ phát hành bài hát đó. Hay cách khác là sử dụng Nhạc có xin phép hoặc mua bản quyền ca khúc đó

Để xem một tác phẩm nào đó có Đạo Nhạc thì bắt buộc phải có đơn khiếu nại của nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền để quyết định. Ở Việt Nam, do khoảng trước 2004, sử dụng nhạc Ngoại thường không xin phép do Việt Nam chưa gia nhập công ước Bern về quyền bảo hộ tác giả tác phẩm nên các tác giả cứ ăn cắp thoải mái. Rồi thêm truyền thông sử dụng sai, cứ bài hát nào cũng tố là Đạo nên cứ vậy mà không phân biệt được.

2. DỊCH NGHĨA và VIẾT LẠI LỜI 


1. Dịch nghĩa: là dịch lời bài hát theo nghĩa nguyên gốc vốn có của bài hát đó (hay nói cách khác là dịch từ tiếng này sang tiếng kia nhưng không làm thay đổi nghĩa của bài hát. Người dịch nghĩa là người giữ bản quyền bản dịch đó.

2. Viết lại lời: là viết lại lời cho một bài hát nước ngoài bằng tiếng Việt. Thường là người sáng tác sẽ lấy cảm hứng từ bài hát nước ngoài đó rồi tưởng tượng thêm một chút rồi mới cho ra lời mới của bài hát. Lời này có thể giống hoặc không giống lời nguyên gốc. Người sáng tác ra lời Việt là người có bản quyền lời Việt đó

Vì vậy, không thể nói một bài hát nhạc ngoại lời Việt là một bài hát sai lời, sai ý nghĩa. Bên cạnh đó, dịch nghĩa chỉ là dịch thôi, rất khó để ca được (đặc biệt là tiếng Hoa), chỉ có thể ca được khi người sáng tác viết lại lời có đầu óc phong phú và một vốn tiếng Việt cực tốt mà thôi cộng với khả năng nghe cực tốt.

Ngoài ra còn một cái nữa. Chính là COVER, thực ra thì COVER chính là ĐẠO nhưng được mọi người chấp nhận kể cả người sản xuất và ca sỹ phát hành bài hát đó. Đơn giản là bởi vì người COVER lại mặc dù sử dụng bài hát đó nhưng họ vẫn tôn trọng người sản xuất và ca sỹ bằng cách: trước khi trình bày ca khúc, họ thường sẽ nêu tên ca khúc đó do AI thể hiện, và do AI sáng tác. Nó giống như là sự công nhận ca khúc đó của tác giả đó nhưng mình mượn lại để thể hiện. Thường thì COVER sẽ không bị tranh chấp thương mại nhưng nếu có thì có thể sẽ bị trả một ít chi phí phụ trợ cho việc sử dụng bài hát đó.

VFlist
Đạo Nhạc và Nhạc Ngoại Lời Việt - Khác Hay Giống? Đạo Nhạc và Nhạc Ngoại Lời Việt - Khác Hay Giống? Reviewed by SDM on 8:00 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.