banner image
banner image

Hai Bà Trưng - Giặt Đến Nhà, Đàn Bà Cũng Phải Đánh

1. Nguồn gốc, tên gọi:

Hai Bà Trưng là tên gọi chung cho hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị - người đã lãnh đạo nhân dân Giao Châu đứng lên khởi nghĩa chống sự đô hộ của nhà Hán.

Lịch sử viết về hai bà: Hai Bà Trưng vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Trưng Trắc là vợ của Thi Sách ở huyện Chu Diên. Thi Sách cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau. Khi lên ngôi, Hai Bà mới đổi sang họ Trưng (Đại Việt sử ký toàn thư)

Tên hai bà được giải thích như sau: Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, (phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị). Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau. Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên hai bà thành Trắc và Nhị với nghĩa “phản trắc” và “nhị tâm”.

Mẹ của hai bà tên là Man Thiện, và trong thần phả là: Trần Thị Đoan. Chồng của Trưng Trắc tên là Thi theo thủy kinh chú của Trung Quốc.

2. Khởi nghĩa:


Do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời, các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách.

Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Môn. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu.

Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc). Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương (hay Trưng Vương).

3. Lên ngôi và qua đời

Hai Bà Trưng cai trị lãnh thổ vùng Lĩnh Nam của người Việt tương đương với Bộ Giao Chỉ của nhà Hán trong 3 năm. Thời gian cai trị ngắn ngủi và phải toan tính chuẩn bị chống lại cuộc chiến của nhà Hán khiến Hai Bà Trưng không có hoạt động gì đáng kể trong việc xây dựng lãnh thổ mà mình cai quản.

Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu, nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang xâm lược. Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành) đánh nhau với vua. Quân Nam bấy giờ ô hợp, rất nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là đàn bà, lớp tan rã, lớp tự ly khai. Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê).

Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán ở Cấm Khê, thế cô bị thua. Hai bà đã trầm mình tại dòng sông Hát Giang.

Tướng Đô Dương tiếp tục cầm quân chống lại quân Hán đến cuối năm 43. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong, cuối cùng lực lượng này cũng bị dẹp. Ngoài các cừ súy bị giết, hơn 300 cừ súy người Việt bị bắt và đày sang Linh Lăng (Hồ Nam). Mã Viện thu gom, phá hủy nhiều trống đồng và đúc rồi dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm) làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ thề: "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt" (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt)[28].

Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán, bắt đầu thời Bắc thuộc lần 2. Thời kỳ Hai Bà Trưng chỉ kéo dài được hơn 3 năm.

4. Kỷ niệm.

Để tưởng nhớ đến công lao của Hai Bà Trưng, hàng chục đền thờ đã được dựng lên. Trong đó, đền thờ chính được đặt tại phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng - tph Hà Nội. Tương truyền sau khi Hai Bà Trưng tử tiết ở sông Hát đã hóa thành tượng đá, trôi đến Thăng Long thì rẽ nước nhô lên. Nhân dân xã Đồng Nhân đưa về lập đền thờ. Hàng năm mở hội đền vào ngày 6 tháng 2 âm lịch để ghi nhớ ngày đón tượng từ sông lên. Lễ hội có rước kiệu Hai Bà và múa đèn

Kể từ ngày 6/2 al năm 1950 mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ để kỷ niệm Hai Bà. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 08/03 hàng năm trở thành ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà. Các thành phố lớn trên cả nước đều có những hoạt động tri ân đến hai vị nữ anh hùng dân tộc này.

Tên hai bà cũng được đặt nhiều cho những con đường, trường học,... Ở An Giang, có một quảng trường rộng lớn, ngay trung tâm thành phố Long Xuyên được vinh dự mang tên: Công trường Hai Bà Trưng

5. Hình ảnh.













Hai Bà Trưng - Giặt Đến Nhà, Đàn Bà Cũng Phải Đánh Hai Bà Trưng - Giặt Đến Nhà, Đàn Bà Cũng Phải Đánh Reviewed by SDM on 8:30 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.